Thursday, June 22, 2017

Giảm thiểu rủi ro đột tử và nghẹt thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh


Hàng năm, có khoảng 3,500 trẻ sơ sinh bị đột tử trong khi ngủ ở Mỹ do môi trường xung quanh trẻ khi ngủ không được an toàn và đảm bảo. Một trong những nguyên nhân là do trẻ bị nghẹt thở trong khi ngủ và một nguyên nhân khác là do trẻ bị hội chứng đột tử (Sudden infant death syndrome  - SIDS). Tuy nhiên, có rất nhiều cách để các bậc cha mẹ đảm bảo một giấc ngủ an toàn cho bé yêu nhà mình.
Lưu ý: Các khuyến cáo này dành cho trẻ sơ sinh khoẻ mạnh. Có một số trường hợp bé mắc các bệnh mà bác sỹ sẽ yêu cầu đặt bé ngủ sấp bụng.

Bạn có thể làm gì:

  • Đặt con nằm ngửa khi ngủ (lưng áp xuống cũi/giường)
    • Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi luôn luôn phải đặt nằm ngửa trong suốt giấc ngủ của bé. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn đã có thể cuộn, lăn để nằm nghiêng hoặc tự lật bụng, bạn hoàn toàn có thể đặt con nằm nghiêng về bên trái.
    • Nếu bé nhà bạn buồn ngủ trên ghế oto, xe đẩy, nôi rung, túi địu, bạn cần đặt con trên bề mặt vững chắc ngay lập tức (mặt phẳng).
    • Việc quấn một tấm chăn nhẹ xung quanh bé có thể giúp một đứa trẻ đang khóc bình tĩnh trở lại. Nếu bạn ru con, hãy chắc chắn đặt con nằm úp lưng xuống khi ngủ. Ngừng việc quấn chăn xung quanh con khi con đã bắt đầu biết lẫy.
  • Hãy đặt con ngủ trên một mặt phẳng
    • Các loại cũi, nôi, nôi rung hầu hết đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn này. Hãy đảm bảo rằng sản phẩm cũi, nôi, nôi rung bạn đang dùng cho con có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
    • Hãy trải một tấm ga phủ kín và vừa vặn với bề mặt con ngủ.
    • Đừng đặt chăn, gối ở giữa đệm và ga trải đệm.
    • Không bao giờ được đặt con ngủ trên giường ẩm ướt, trên nệm (nệm ghế, ghế ô tô…) hoặc thảm.
  • Giữ các vật mềm, đồ chơi mềm, các tấm thảm… và bất kỳ đồ vật nào có thể làm tăng nguy cơ ngộp thở, tắc thở ở trẻ sơ sinh tránh xa vị trí ngủ của con.
  • Cho con nằm ngủ cùng phòng nhưng không cùng giường.
    • Làm điều này ít nhất cho đến khi con được 6 tháng tuổi nhưng khuyến khích đến 1 tuổi. Để con ngủ cùng sẽ giảm thiểu 50% nguy cơ con bị hội chứng đột tử.
    • Đặt cũi trong tầm tay với của bạn để bạn có thể dễ dàng giám sát hay cho con bú khi cần.
    • Những đứa trẻ ngủ cùng giường với cha mẹ sẽ gặp rủi ro hội chứng đột tử, ngộp thở. Bố mẹ có thể lăn hoặc đè lên người con khi ngủ hoặc đứa trẻ có thể bị ngộp khi chăn hoặc gối của bố mẹ đè lên chúng.
  • Cho con bú sữa mẹ lâu nhất có thể. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
    • Viện nhi khoa Hòa Kỳ khuyến cáo dùng sữa mẹ làm nguồn dinh dưỡng chính cho con cho đến ít nhất 6 tháng. Khi con bắt đầu ăn dặm, tiếp tục cho con uống sữa mẹ cho đến 12 tháng. Sau 12 tháng bạn có thể tiếp tục cho con uống sữa mẹ nếu bạn có thể.
  • Giữ con tránh xa khói thuốc hoặc những nơi có người hút thuốc. Điều này cũng làm giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
    • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ ngay. Tuy nhiên, cho đến khi bạn bỏ được, hãy giữ cho nhà mình không khói thuốc. Đừng hút thuốc trong nhà hoặc trong xe ô tô và không hút thuốc bất kỳ ở đâu gần con bạn dù cho ở ngoài đường.
  • Đừng để con bị quá nòng. Điều này sẽ giúp con giảm được hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
    • Giữ phòng ngủ của con ở nhiệt độ thoải mái.
    • Nói chung, mặc cho con không quá 1 lớp áo so với bố mẹ. Con bạn có thể quá nóng nếu nó ra mồ hội hoặc lưng và ngực con bị nóng.
    • Nếu bạn lo lắng con bạn bị lạnh, hãy sử dụng một tấm chăn mỏng, túi ngủ hoặc túi giữ ấm vừa với chiều cao của con.
  • Hãy cho con dùng ty giả khi con ngủ. Điều này sẽ giảm nguy cơ đột tử.
    • Nếu bạn cho con uống sữa mẹ, hãy đợi cho đến khi nguồn sữa mẹ của bạn ổn định trước khi cho con dùng ty giả (thường mất 3-4 tuần). Nếu bạn không cho con dùng sữa mẹ vì nguyên nhân khách quan, bạn có thể bắt đầu cho con dùng ty giả sớm hơn cũng được, tùy bạn.
    • Rất bình thường nếu con bạn không thích ngậm ty giả. Bạn có thể cố gắng cho con dùng ty giả lại , nhưng một vài bé không thích dùng ty giả (ty thật vẫn là number one với chúng).
    • Nếu ty giả rơi ra khi con bạn đã ngủ, bạn không cần phải cho con ngậm lại.
    • Không dùng các loại ty giả gắn vào quần áo con.
    • Không dùng ty giả gắn vào các vật như đồ chơi hoặc các đồ vật khác vì điều này có thể gây ra nguy cơ ngộp thở hoặc con bị chớ.
Nguồn: Viện nhi khoa Hoa Kỳ (American Accademy of Pediatrics)