💊💊Con bị
sốt, các mẹ phải làm gì?
🌡🌡Thời
tiết giao mùa, các con hay bị sốt quá. Sốt là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng
không phải bậc cha mẹ nào cũng có hiểu biết đúng về cách trị bệnh cho con.
Không ít tai nạn thương tâm xảy ra khi trẻ bị sốt chỉ vì sự bất cẩn và hiểu sai
của phụ huynh. Để đối phó được cơn sốt ở trẻ một cách hiệu quả mẹ cần biết:
1️⃣1️⃣Sốt bắt
đầu từ 38 độ C Khi thấy trẻ thức dậy với đôi má hồng ửng, làn da ấm nóng thì
các mẹ ngay lập tực khẳng định rằng con đang bị sốt. Nhất là nếu kiểm tra,
nhiệt kế hiển thị 37,5 độ C thì mẹ lại càng chắc chắn điều đó. Nhưng theo các
chuyên gia với những biểu hiện trên em bé vẫn chưa thực sự được coi là bị sốt.
Vì vậy,
trừ khi nhiệt kế hiển thị 38 độ C hoặc cao hơn, nếu không các mẹ cũng không cần
quá lo lắng nhé.
2️⃣2️⃣Sốt do
vi khuẩn khác với sốt virus Sốt virus xảy ra khi cơ thể đẩy lùi được bệnh do
virus gây ra, có thể là bệnh đường ruột, bệnh cúm hoặc bệnh cảm lạnh thông
thường. Sốt virus thường sẽ biến mất trong khoảng 3 ngày vì thế bố mẹ không nên
dùng thuốc kháng sinh cho con mà hãy để con tự chống chịu lại virus như vậy cơ
thể sẽ sinh ra kháng thể giúp tăng sức đề kháng cho con về sau. Sốt do nhiễm
khuẩn sẽ có các triệu chứng rất khác nhau tùy theo căn nguyên. Vì vậy, cần phải
điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu tùy theo các loại vi khuẩn gây bệnh Căn
cứ vào biểu hiện của hai loại sốt này, nếu thấy trẻ sốt trên 3 ngày, bố mẹ cần
đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
3️⃣3️⃣Đối với
trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt là tình trạng nguy hiểm Đối với trẻ dưới 3 tháng
tuổi, nếu thân nhiệt từ 38 độ C trở lên thì sẽ được coi là trường hợp nguy
hiểm. Theo lý giải của các chuyên gia nhi khoa, có 2 nguyên nhân khiến việc sốt
trên 38 độ C là điều cực kỳ quan trọng ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Đầu tiên, lớp
bảo vệ của các tế bào giữa máu và hệ thống thần kinh trung ương ở trẻ rất mỏng
manh. Điều này cũng có nghĩa cơ thể bị nhiêm trùng do vi khuẩn sẽ bị tổn thương
nhanh chóng. Thứ 2, trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng như trẻ
lớn, do vậy sẽ nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
4️⃣4️⃣Đo
nhiệt độ trực tràng khi trẻ sốt là chính xác nhất Tốt nhất nên kiểm tra xem trẻ
có bị sốt hay không là kiểm tra nhiệt độ trực tràng. Vì các cách đo thân nhiệt
khác như nách, trán hay tai vẫn bị sai số, thường cho kết quả cao hơn thực tế.
Chính vì vậy, việc sử dụng chúng có thể gây căng thẳng không cần thiết cho cha
mẹ. Cách tốt nhất để kiểm tra xem trẻ có bị sốt hay không là kiểm tra nhiệt độ
trực tràng. Các cách đo thân nhiệt khác như nách, trán hay tai vẫn bị sai số -
thường cho kết quả cao hơn thực tế, do vậy, việc sử dụng chúng có thể gây căng
thẳng không cần thiết cho cha mẹ.
5️⃣5️⃣Tăng
cường hệ miễn dịch Bố mẹ cần chú ý bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức
đề kháng cho trẻ. Vì trẻ ở độ tuổi này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Có thể bổ
sung thêm các sản phẩm Vitamin dành riêng cho trẻ để tăng sức đề kháng cho con.
(Hôm nào có thời gian sẽ viết 1 bài chia sẻ về các sản phẩm bổ sung Vitamin cho
các con để các mẹ tham khảo).
6️⃣6️⃣Sốt là
một phản ứng bình thường của cơ thể Mặc dù sốt rất nguy hiểm nhưng nó sẽ không
làm tổn thương não của trẻ. Ngay cả những cơn co giật do sốt cao cũng chưa được
chứng minh có gây tổn hại cho trẻ. Vì thế, khi bế một đứa trẻ đang sốt trên
tay, bố mẹ hãy nhớ rằng cơn sốt thực sự là một dấu hiệu bình thường của sức
khỏe. Đó là cách cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus tấn công.
7️⃣6️⃣7️⃣UỐNG
THUỐC HẠ SỐT ĐÚNG CÁCH VÀ LIỀU LƯỢNG Ở TRẺ Trẻ sốt dưới 38 độ không cần uống
thuốc hạ sốt, chỉ cần cho mặc đồ thoáng mát là được, vì bố mẹ ông bà hay sốt
ruột cứ cho con uống theo ý mà không biết trẻ nhỏ uống paracetamol vượt quá
liều lượng và thời gian cho phép sẽ làm hại gan, ảnh hưởng đến chuyển hóa ở
gan.
💉💉Paracetamol
làm hạ thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng rất hiếm khi làm hạ nhiệt độ ở người
bình thường. Và không có tác dụng chống viêm. Khi uống vào, paracetamol được
hấp thu nhanh chóng hoàn toàn qua đường tiêu hóa; thức ăn cũng góp một phần làm
chậm hấp thu paracetamol. Ở trẻ em, liều paracetamol là 10mg đến tối đa là
15mg/kg trọng lượng cơ thể và có thể lặp lại liều như trên sau 4-6 giờ. Thuốc
uống hay thuốc đặt hậu môn có tác dụng như nhau và liều lượng dùng như nhau
(Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho con sử dụng).
8️⃣8️⃣KHI NÀO
CẦN CHO TRẺ ĐI KHÁM (ĐẾN BỆNH VIỆN) NÊN ĐI NGAY LẬP TỨC nếu: • Con dưới 3 tháng
tuổi. • Sốt cao trên 40 độ C và tình hình không được cải thiện sau 2h uống
thuốc hạ sốt. • Con có biểu hiện rất mệt mỏi (sốt thường đi cùng với nhức đầu,
chóng mặt, cứng gáy, thở khó khăn, nổi ban hoặc không chịu uống nước). CHO CON
ĐI KHÁM TRONG VÒNG 24 giờ nếu: • Con từ 3 đến 6 tháng tuổi (trừ khi sốt do mũi
chích ngừa) • Con bị sốt kéo dài hơn 3 ngày. • Con đã hết sốt hơn 24 tiếng
nhưng sau đó lại bị sốt lại và sốt cao hơn 39 độ.
Chip's
Care-Con Khỏe Mẹ Xinh - #Làm_mẹ_thông_thái